1KW Bằng Bao Nhiêu W ⚡️ Cách Tính Tiền Điện Mới Nhất 2022

1kw bằng bao nhiêu w? Cách tính tiền điện sử dụng trong tháng như thế nào? Hàng tháng chúng ta vẫn thường đóng tiền điện cho gia đình, công ty, phòng trọ hay tại các nhà máy, xí nghiệp của mình,… Nhưng không phải ai cũng biết được số tiền đó được tính như thế nào và căn cứ vào đâu để tính được tiền điện hàng tháng? Song, nếu biết được điều này sẽ giúp bạn kiểm soát và tiết kiệm được kha khá chi phí phải trả hàng tháng đó.

Để có thể tự tính toán được lượng điện năng tiêu thụ trong 1 tháng của gia đình mình. Trước tiên, mọi người phải nắm được các kiến thức cơ bản như 1 số điện tính bằng bao nhiêu kw? hay 1kw bằng bao nhiêu w? Trong bài này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách tính lượng điện năng tiêu thụ và giải pháp giúp tiết kiệm điện trong sinh hoạt.

1. Tìm hiểu cách quy đổi đơn vị công suất điện

Ngay từ vật lý cấp 2, chúng ta đều đã được học cách quy đổi các đơn vị công suất và chắc chắn đây là điều khá dễ dàng đối với nhiều người. Đặc biệt, mọi người có thể dễ dàng tính được điện năng tiêu thụ của mỗi thiết bị trong gia đình dựa vào công suất ghi trên đó, đồng thời ra quyết định xem có nên mua món đồ đó hay không.

Theo quy chuẩn đo lường quốc tế, những đơn vị được sử dụng để đo lường công suất điện năng tiêu thụ bao gồm KW/h, W/h và KVA. Ngoài ra, WATT (viết tắt là W) là đơn vị tính công suất được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

2. Kw và W là gì? 1Kw bằng bao nhiêu W?

Kw hay W đều là những đơn vị đo công suất (P) chuẩn được sử dụng trong hệ đo lường quốc tế. chúng được sử dụng để đo lường sự thay đổi năng lượng, dựa vào đây có thể tính được điện năng tiêu thụ của bất kỳ vật dụng nào. Vậy 1kw bằng bao nhiêu w và cách tính tiền điện mỗi tháng như thế nào? sẽ được chúng tôi giải thích sau đây.

Theo quy ước chung:

1 số điện = 1KW = 1000W

Như vậy, nếu biết cách quy đổi trên, mọi người có thể tính được một tháng chúng ta tiêu thụ hết bao nhiêu điện năng và thiết bị nào là hao điện nhất trong gia đình mình. Đồng thời, có thể ứng dụng để dễ dàng quy đổi từ các đơn vị từ Kw sang W và ngược lại trong bất kỳ trường hợp nào.

Ngoài ra, mọi người cũng có thể tham khảo thêm cách quy đổi từ các đơn vị khác sang W ngay sau đây:

  • 1MW (Miliwatt) = 0,001 W
  • 1KW (Kilowatt) = 1.000 W
  • 1MW (Megawatt) = 1.000.000 W
  • 1GW (Gigawatt) = 1.000.000.000 W

Bên cạnh đó, dựa vào các chỉ số này, mọi người cũng sẽ dễ dàng tính được số tiền điện mà chúng ta phải đóng trong tháng theo công thức tính điện năng tiêu thụ.

3. Vậy công thức tính điện năng tiêu thụ là gì?

Cụ thể, điện năng tiêu thụ hàng tháng được tính dựa trên công thức sau:

W = P.t

Trong đó:

  • A là lượng điện tiêu thụ sau thời gian t sử dụng.
  • P(kw) là công suất của thiết bị. 1kW=1000W
  • t là thời gian sử dụng (tính theo giờ)

Tuy nhiên, trong thực tế, lượng điện tiêu thụ thường sẽ ít hơn số chữ điện trên đồng hồ bởi không phải thiết bị nào cũng có thể hoạt động hết công suất của nó tại mọi thời điểm. Đặc biệt, đối với các dòng sản phẩm được ứng dụng công nghệ tiết kiệm điện thì lượng điện tiêu thụ chắc chắn sẽ thấp hơn thực tế.

Ví dụ: Đèn Led có công suất 100W = 0.1kW, hoạt động trong 24 giờ sẽ tiêu thụ lượng điện là 0.1 x 24 = 2.4 kWh.

4. Cách tính tiền điện dựa trên số Watt

Hiện nay giá điện sinh hoạt được EVN tính theo 6 cấp bậc:

  • Cấp 1: từ 0 đến 50 kWh: 1.549 đồng ( kW/h )
  • Cấp 2: từ 51 đến 101 kWh: 1.600 đồng ( kW/h )
  • Cấp 3: từ 101 đến 200 kWh: 1.858 đồng ( kW/h )
  • Cấp 4: từ 201 đến 300 kWh: 2.340 đồng ( kW/h )
  • Cấp 5: từ 301 đến 400 kWh: 2.615 đồng ( kW/h)
  • Cấp 6: từ 401 kWh trở lên: 2.701 đồng ( kW/h )
Lưu ý: Giá điện này có thể tăng hoặc giảm theo thời gian, mức giá trên chỉ để tham khảo cho bạn đọc.
Như vậy chúng ta sẽ tính được số tiền điện chúng ta phải trả dựa trên số điện tiêu thụ (Kwh). Khi sử dụng điện càng nhiều thì chi phí sẽ tăng theo từng cấp bậc đã nêu trên.
Vậy, mặc định công thức cơ bản của chúng ta sẽ là: Số điện (Kwh) x Giá điện(vnđ) = Tổng số tiền phải trả(vnđ).
Tuy nhiên nếu chúng ta sử dụng trên 50 kWh, thì kể từ số điện thứ 51 chúng ta phải tính số tiền phải trả cho 1 số điện là 1600 đồng
Trường hợp 1: Nếu bạn sử dụng 1 tháng 50 số điện (Kwh) thì giá điện chỉ ở cấp bậc 1 là 1.549 đồng cho mỗi số điện: 50×1.549 = 77.450 nghìn đồng
Trường hợp 2: Nếu bạn sử dụng 1 tháng trên 50 số điện (Kwh) thì 50 số điện cấp bậc 1 là 1.549 đồng cho mỗi số điện, từ 51 đến 101 kWh sẽ là 1600 đồng, tương tự cho các cấp tiếp theo

Ví dụ: Gia đình bạn dùng 500 số điện/1 tháng thì cách tính tiền điện cụ thể như sau:

  • Từ 0 đến 50 số đầu bạn nhân với giá là 1549 đồng: 50 x 1549 = 77.450 nghìn đồng
  • Từ 51 đến 100 số sau nhân với giá là 1600 đồng: 50 x 1600 = 80.000 nghìn đồng
  • Từ 101 đến 200 số tiếp theo nhân với giá là đồng: 1858 : 100 x 1858 = 185.800 nghìn đồng
  • Từ 201 đến 300 số bạn phải trả với giá là 2340 đồng: 100 x 2340 = 234.000 nghìn đồng
  • Từ 301 đến 400 số điện tiếp theo phải trả với giá là 2615 đồng: 100 x 2615 = 261.500 nghìn đồng
  • Từ 401 số điện tiếp theo có giá là 2701 đồng: 100 x 2701 = 270.100 nghìn đồng

Vậy Tổng số tiền điện bạn cần phải trả: 50 x 1549 + 50 x 1600 + 100 x 1858 + 100 x 2340 + 100 x 2615 + 100 x 2701 = 1.108.850 nghìn đồng

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn giải mã được 1w bằng bao nhiêu kw 1 số điện bằng bao nhiêu w và biết cách tính tiền điện cho các thiết bị trong nhà của mình. Chắc chắn nếu biết cách tính thì sẽ kiểm tra được hóa đơn tiền điện có chính xác hay không. Chúc các bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *